cap quang fpt
Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
Cơ quan thực hiệnSở Tài nguyên và Môi trường
Mức độMức độ 2
Lĩnh vựcĐất đai
Cách thức thực hiện- Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường. - Thời gian nộp hồ sơ và nhận kết quả: Trong giờ hành chính tất cả các ngày làm việc trong tuần.
Thời hạn giải quyếtKhông quá 9 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể: - Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 05 ngày. - Sở Tài nguyên và Môi trường: 03 ngày. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa: 01 ngày (0,5 ngày tiếp nhận và 0,5 ngày trả kết quả).
Ðối tượng thực hiệnTổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư.
Kết quả thực hiện- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. - Giấy chứng nhận
Lệ phí

  - Lệ phí cấp đổi Giấy chứng nhận 40.000 đồng/GCN.

  - Miễn lệ phí cấp đổi Giấy chứng chứng nhận cho các tổ chức xin cấp đổi giấy chứng nhận đã được cấp trước ngày 19/10/2009.

Căn cứ pháp lý

- Luật Đất đai ngày 29/11/2013.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.

- Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND tỉnh quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí địa chính trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

 

Trình tự thực hiện

Bước 1: Người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ, ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.

  Bước 2: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất.

  - Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương nơi có đất tổ chức kiểm tra xác minh thực địa (nếu cần); trường hợp đủ điều kiện thì xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận; nếu không đủ điều kiện thì làm văn bản nêu rõ lý do và chuyển cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ.

- In Giấy chứng nhận kèm hồ sơ trình Sở Tài nguyên và Môi trường.

Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc sau:

          - Giao phòng chuyên môn kiểm tra soát xét hồ sơ, trình lãnh đạo Sở ký Giấy chứng nhận.

          - Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh để thông báo cho người sử dụng đất nộp lệ phí cấp đổi Giấy chứng nhận; cập nhật, bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; thu hồi bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp để quản lý theo quy định.

          Bước 4: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chuyển kết quả thực hiện cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho người nộp hồ sơ sau khi hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tài chính.

 

Thành phần hồ sơ

1) Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu số 10/ĐK.

  2) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Biểu mẫu
Số lượng hồ sơ01 bộ.
Trình tự thực hiện

Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

  - Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

  - Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.

  - Do đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất.