cap quang fpt
Thôi quốc tịch Việt Nam
Cơ quan thực hiệnSở Tư Pháp
Mức độMức độ 2
Lĩnh vựcHành chính tư pháp
Cách thức thực hiệnTrực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
Thời hạn giải quyếtQuy định rõ từng loại ở phần trình tự giải quyết thủ tục
Ðối tượng thực hiệnCá nhân
Kết quả thực hiệnQuyết định về việc cho thôi quốc tịch Việt Nam.
Lệ phí

2.500.000 đồng/trường hợp

Căn cứ pháp lý

- Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008;

- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch;

- Thông tư số 146/2009/TT-BTC ngày 20/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch;

- Thông tư số 135/2010/TT-BTC ngày 13/9/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 146/2009/TT-BTC ngày 20/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh (Số 92, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh). Cán bộ chuyên môn kiểm tra hồ sơ nếu không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh; nếu đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn. Sau khi nhận đủ hồ sơ Bộ phận này chuyển đến Phòng Bổ trợ và Hành chính tư pháp.

Bước 2: Phòng Bổ trợ và Hành chính tư pháp giao cho cán bộ nghiệp vụ nghiên cứu, xem xét hồ sơ trình Lãnh đạo Sở gửi văn bản cho Công an tỉnh kèm theo 01 bộ hồ sơ để xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam. Đồng thời Sở Tư pháp niêm yết tại trụ sở, cho đăng báo tại địa phương trong 03 số liên tiếp và gửi đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam của cá nhân.

Bước 3: Sau khi có kết quả xác minh của Công an tỉnh, Sở Tư pháp dự thảo văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, kết luận và ký văn bản đề nghị Bộ Tư pháp xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định kèm theo 02 bộ hồ sơ.

Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở trong nước thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương trong ba số liên tiếp và gửi đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Bước 4: Sau khi có quyết định của Chủ tịch nước do Bộ Tư pháp chuyển về, Phòng Bổ trợ và Hành chính tư pháp chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho cá nhân.

Thành phần hồ sơ

- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (Mẫu TP/QT-2010-ĐXTQT.1) hoặc Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (dùng cho người giám hộ làm Đơn xin cho người được giám hộ-Mẫu TP/QT-2010-ĐXTQT.2).

- Tờ khai lý lịch (Theo mẫu TP/QT-2010-TKLL);

- Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác chứng nhận quốc tịch Việt Nam;

- Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác chứng minh đương sự đang có quốc tịch nước ngoài (đối với người đang có quốc tịch nước ngoài); Giấy xác nhận hoặc bảo đảm về việc người đó sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với người đang xin nhập quốc tịch nước ngoài), trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Giấy xác nhận không nợ thuế đối với Nhà nước do Cục Thuế, nơi đương sự thường trú cấp;

- Đối với người trước đây là cán bộ, công chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân đã về hưu, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ chưa quá 05 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan đã quyết định hưu trí, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam (Giấy xác nhận này do thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ vào quy chế của ngành để xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy định của ngành đó).

Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại gạch ngang (-) thứ  4, 5, 6 của Điểm a Khoản 3 thủ tục này

Biểu mẫu
Số lượng hồ sơ03 bộ.
Trình tự thực hiện

a) Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

     - Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam mà cơ quan thuế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ nợ có văn bản yêu cầu chưa cho người đó thôi quốc tịch Việt Nam;

     - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

     - Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;

     - Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;

     - Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

     b) Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

     c) Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.